Truyền nước biển bao nhiêu tiền?
Trước khi truyền nước biển cần xem bài viết này TẠI ĐÂY
Như đã nói ở trên, với những bệnh nhân già yếu hoặc hạn chế di chuyển thì truyền dịch tại nhà chắc chắc là 1 lựa chọn hữu ích. Bởi vậy giá truyền nước biển bao nhiêu tiền sẽ là 1 trong những mối quan tâm của mọi người. Theo như bảng giá của các bác sĩ gia đình 1 lần truyền nước biển tại nhà có thể giao động từ 200.000 đến 300.000 ngàn. Tuy nhiên, đó là giá truyền nước biển tại nhà. Còn nếu câu hỏi giá truyền nước biển bao nhiêu tiền ở bệnh viện thì sẽ rẻ hơn khá nhiều, chỉ từ 100.000 đến 150.000 mà thôi. Ngoài nước biển, bạn cũng có thể truyền một số dịch truyền khác để điều trị và nâng cao sức khỏe tùy theo thể trạng của mỗi người.
Các dịch truyền thường sử dụng trên lâm sàng
- Truyền nước biển chính là cách nói thông dụng của dung dịch NaCl 0,9%, vì dung dịch này có vị mặn giống như nước biển, nên mọi người thường có cách gọi dân dã như vậy. Về bản chất, truyền nước biển sẽ cung cấp NaCl cho cơ thể bạn, giúp nâng cao huyết áp và bồi phụ lại thể tích tuần hoàn cho cơ thể
Ngoài nước biển tức dịch truyền NaCl 0,9%, còn có 1 số dịch truyền thông dụng khác sau đây
- Dung dịch truyền cung cấp các chất dinh dưỡng: các dung dịch glucose 5%, glucose 10%,..
- Dung dịch bù nước và cung cấp các chất điện giải: dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch lactate ringer, bicarbonate natri 1,4 %,…đây đều là dung dịch để bồi phụ tuần hoàn cho bệnh nhân.
- Nhóm chế phẩm đặc biệt: bao gồm các chế phẩm từ máu, huyết tương tươi, dung dịch albumin, dung dịch dextra, dung dịch cao phân tử, gelofusine,.. đây là những chất có thể bồi phụ lại thể tích tuần hoàn nhanh chóng. Những chất có khối lượng phân tử cao sẽ giúp kéo nước vào lòng mạch, ngay lập tức giúp duy trì huyết áp của bệnh nhân.
Vậy nên, ngoài quan tâm giá truyền nước biển bao nhiêu tiền bạn cũng nên quan tâm đến thành phần của dịch truyền nữa nhé.
Khi nào thì có thể truyền dịch ở nhà?
Trước khi truyền nước biển cần xem bài viết này TẠI ĐÂY
- Khi cơ thể bị mất nước do sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy, mất máu, bỏng,… lúc này khối lượng tuần hoàn chắc chắn sẽ bị giảm, nếu đo huyết áp cho bệnh nhân sẽ biết được điều này. Hãy sở hữu bộ đo huyết áp và các thiết bị y tế gia đình khác tại thietbytetantam.com để theo dõi sức khỏe cho gia đình nhé.
- Người bệnh lâu ngày, yếu mệt, không thể ăn uống, người bệnh sau phẫu thuật đường ruột hoặc thực hiện các thủ thuật y khoa khác.
- Người bệnh phải pha thuốc vào dịch truyền để pha loãng thuốc để có thể đưa thuốc từ từ vào cơ thể. Đó là các loại thuốc không thể tiêm thẳng, nhanh vào tĩnh mạch, tránh hiện tượng shock thuốc.
- Bồi phụ cho cơ thể 1 số chất điện giải như caxi, natri, kali, bicarbonate,..
Truyền nước biển tại nhà có nguy hiểm không?
Trước khi truyền nước biển cần xem bài viết này TẠI ĐÂY
Một số lưu ý khi truyền dịch tại nhà
- Dịch truyền và dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối
- Kiểm tra huyết áp trước khi truyền dịch
- Kỹ thuật truyền dịch đúng quy trình, theo dõi người bệnh trong suốt quá trình truyền dịch
- Truyền dịch theo tốc độ mà bác sĩ đã ghi trong y lệnh, duy trì đúng thời gian và tổng lượng dịch ban đầu.
- Luôn có hộp chống shock để phòng ngừa các tình trạng quá mẫn có thể xảy ra.
Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.