Bảng thời gian truyền dịch – cách tính dịch truyền chính xác nhất

Bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất
4.1
(63)
bang tinh toc do dich truyen 1
Tải file đây đủ kèm hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY
Trong y khoa, truyền dịch là việc làm vô cùng phổ biến và thường xuyên thực hiện tại các cơ sở y tế. Thật vây, thời gian truyền dịch là vấn đề mà bất kỳ nhân viên y tế nào cũng quan tâm đến. Đó chính là lý do mà bảng thời gian dịch truyền luôn là vật bất ly thân, vô cùng cần thiết với nhân viên y tế và đặc biệt là điều dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất cùng 3 nhóm dịch truyền được sử dụng nhất trên lâm sàng. Hãy cùng nhau tìm hiểu bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất ngay nào.
Bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất
Truyền dịch là công việc thường xuyên được thực hiện tại các cơ sở y tế để điều trị cho bệnh nhân

Cách tính thời gian truyền dịch nhanh chóng và hiệu quả

Mục đích của sử dụng bảng thời gian dịch truyền chính là tìm ra cách tính thời gian truyền dịch hiệu quả và chính xác nhất. Muốn đạt được điều đó, bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây.
  • Có 2 loại dây truyền mà bạn cần phải phân biệt: loại 1ml có 15 giọt, và loại nhỏ hơn: 1ml giọt 20 giọt. Tất cả những thông số này đều được ghi rất rõ rang trên bao bì của bịch giây truyền. Đay chính là điều bạn cần quan tâm đầu tiên, để có thể sử dụng bảng thời gian dịch truyền thành thục nhất.
  • Tiếp theo, để tính được thời gian truyền dịch, bạn cần theo dõi y lệnh của bác sĩ. Giả sử y lệnh của bác sĩ là truyền tĩnh mạch NaCl 0,9% * 500mml tốc độ 60 giọt/ phút, chúng ta có thể tính ra tốc độ dịch truyền như sau:
(Thể tích dịch truyền (ml) * số giọt trong 1 ml) chia cho tốc độ truyền dịch, ta có (500*20)/60 = 167 phút tức 2 tiếng 47 phút. Đây là công thức tính với loại dây truyền 1 ml 20 giọt nhé.
Chính vì việc tính toán tốn rất nhiều công sức và không hề thuận tiện trong thực hành lâm sàng. Vậy nên bảng tính thời gian dịch truyền chính là 1 cứu cánh, 1 “bảo bối” cực kỳ hữu hiệu của các điều dưỡng. Bỏ túi bảng thời gian dịch truyền nhỏ gọn, giúp bạn dễ dàng tra cứu thời gian truyền dịch hay tốc độ truyền dịch cho bệnh nhân.
Tải file đây đủ kèm hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Giới thiệu một số các loại dịch truyền trên lâm sàng

Mỗi một loại dịch truyền lại có đặc điểm, yêu cầu về truyền dịch khác nhau. Ngoài việc nắm rõ cách sử dụng bảng thời gian dịch truyền, bạn cũng cần tham khảo thêm 1 số loại dịch truyền thường sử dụng trên lâm sàng để thực hiện công việc được thuận tiện và dễ dàng hơn. Hiện nay trên lâm sàng có trên 20 loại dịch truyền khác nhau và được chia thành 3 nhóm có bản

Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Đây gồm những loại cung cấp glucose như: glucose 5%, glucóe 10%, glucose 20%, các loại dịch truyền cung cấp acid amin như đạm gan, đạm thận,…Ngoài ra dung dịch truyền vitamin cũng thuốc trong nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể này.

Bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất
Dịch đạm là một trong những dịch truyền cung cấp dưỡng chất phổ biến nhất trên lâm sàng

Những dung dịch này thường được sử dụng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Phù hợp với những bệnh nhân suy nhược, bệnh nhân sau mổ, bện nhân không thể ăn bằng đường miệng, bệnh nhân không tiêu hóa được thức ăn. Vì đều là những dịch cung cấp năng lượng cho cơ thể nên tốc độ truyền dịch thường không nhanh. Nếu sử dụng hoặc tra bảng thời gian dịch truyền thì sẽ chỉ dưới 60 giọt/ phút.

Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải 

Bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất
Tùy theo từng loại dịch truyền mà có thể đưa khối lượng tuần hoàn lên các mức khác nhau

Dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch lactate ringer, bicarbonate natri 1,4 %,…đây đều là dung dịch để bồi phụ tuần hoàn cho bệnh nhân. Phù hợp với những bệnh nhân mất nước, mất máu, tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn, ói mửa, ngộ độc, bỏng,… Vì khối lượng tuần hoàn bị giảm, đe dọa đến huyết áp của bệnh nhân, nên việc truyền dịch cần phải nhanh chóng và thực hiện ngay lập tức. có trường hợp truyền dịch với tốc độ cực kỳ nhanh thậm chí là không đếm giọt mới có thể nâng huyết áp của bệnh nhân lên được.

Liên hệ để được tư vấn hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY

Chú ý: Khi sử dụng bảng thời gian truyền dịch bạn cần theo dõi chặt chẽ đến huyết áp của bệnh nhân. Bạn cũng theo dõi huyết áp chặt chẽ sau khi truyền dịch, ngay cả khi ở gia đình. Hãy sử dụng máy đo huyết áp điện tử để theo dõi huyết áp cho gia đình mình nhé.

Bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất
Nên kiểm tra huyết áp trước và sau khi truyền dịch để phòng ngừa các tai biến cho truyền dịch gây ra

Nhóm chế phẩm đặc biệt

Bao gồm các chế phẩm từ máu, huyết tương tươi, dung dịch albumin, dung dịch dextra, dung dịch cao phân tử, gelofusine,.. đây là những chất có thể bồi phụ lại thể tích tuần hoàn nhanh chóng. Những chất có khối lượng phân tử cao sẽ giúp kéo nước vào lòng mạch, ngay lập tức giúp duy trì huyết áp của bệnh nhân. Nên rất phù hợp với bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn, bệnh nhân mất máu cấp, bệnh nhân xơ gan, suy thận,…. Best Practice to casinodulacleamy.com ensure you play at OnlineCasino.

Nếu ở dung dịch cung cấp nước và điện giải cần theo dõi bảng thời gian dịch truyền để tính toán thể tích tuần hoàn sau truyền dịch, thì khi truyền dung dịch cao phân tử việc theo dõi bệnh nhân cần phải sát sao hơn nữa. Bạn cần phải truyền dịch với tốc độ rất châm để phòng trách shock cho bệnh nhân, đây cũng là 1 điểm cần lưu ý khi sử dụng bảng thời gian dịch truyền nhé.

Bảng thời gian dịch truyền chính xác nhất
Khi truyền máu cần truyền với tốc độ chậm và theo dõi chặt chẽ trước, trong và sau khi truyền máu

 

Các bạn cũng nên tham khảo thêm kinh nghiệm chọn các thiết bị y tế gia đình khác tại đây:

Hy vọng với bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bảng thời gian dịch truyền. Rất mong sẽ giúp ích được các bạn điều dưỡng trong quá trình thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế. Hãy lựa chọn những thiết bị y tế chất lượng do Tận Tâm cung cấp để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và công việc của mình nhé.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Số phiếu bầu: 63

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất