Tiểu cầu thấp nên ăn gì và không nên ăn gì? Bác sĩ giải đáp

tieu
0
(0)

Tiểu cầu là một tế bào hạt nhỏ nhất trong các loại tế bào máu. Đây là tế bào có vai trò rất quan trọng trong việc cầm máu, ngăn chặn sự chảy máu ồ ạt khi bị thương. Vì vậy bệnh tiểu cầu thấp là một vấn đề được hầu hết mọi người rất quan tâm. Số lượng tiểu cầu chính là chỉ số quyết định tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Tiểu cầu thấp là gì?

Tiểu cầu thấp là gì?
Tiểu cầu thấp là gì?

Tiểu cầu thấp nghĩa là số lượng tiểu cầu giảm dưới mức bình thường vì bất kì một lý do nào đó có thể là do phì đại lách, các bệnh lý về gan, ung thư máu, uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với nhiều chất độc hại, thiếu Vitamin B12 trong khẩu phần ăn hoặc có thể là vì vết thương xảy ra mất quá nhiều máu và truyền máu cấp một cách ồ ạt trong một khoảng thời gian ngắn.

Số lượng tiểu cầu thấp không đáng kể thì sẽ không có triệu chứng, chúng ta chỉ có thể phát hiện được bệnh khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ. Số lượng tiểu cầu thông thường sẽ nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên 1mm3 máu. Tùy vào sinh lý, độ tuổi, giới tính, chủng tộc,… mà số lượng tiểu cầu sẽ giao động khác nhau và có mức đánh giá số lượng cao hay thấp khác nhau.

Trong trường hợp các bạn bị chảy máu kéo dài khi đứt tay hoặc đối với phụ nữ, trong chu kỳ kinh nguyệt các bạn xuất huyết nhiều hơn thì có thể các bạn đã mắc bệnh tiểu cầu thấp.

Tham khảo: Máy đo đường huyết

Tiểu cầu thấp nên ăn gì?

Chế độ sinh hoạt và chế độ ăn có ảnh hưởng rất quan trọng đến bệnh tiểu cầu thấp, dưới đây là một số loại thực phẩm người bị tiểu cầu thấp nên ăn:

Cung cấp đủ các thực phẩm giàu Vitamin C
Cung cấp đủ các thực phẩm giàu Vitamin C
  • Thực phẩm giàu Vitamin C: Với tính chất chống oxy hóa rất tốt, việc cung cấp một lượng từ 400-2000mg Vitamin C mỗi ngày sẽ giúp các bạn tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể rất hiệu quả. Các bạn có thể ăn các thực phẩm: Cam, ổi, đu đủ, súp lơ xanh,…
  • Thực phẩm giàu Vitamin A: Vitamin A góp phần tăng tạo protein, từ đó protein sẽ giúp các tế bào sống và tăng trưởng tốt. Để cung cấp cho cơ thể một lượng Vitamin A các bạn có thể ăn bí đỏ, cà rốt hoặc khoai lang.
  • Thực phẩm giàu Vitamin B12: thiếu Vitamin B12 trong khẩu phần ăn chính là một trong những nguyên nhân gây giảm tiểu cầu dẫn đến bệnh tiểu cầu thấp. Vì vậy, các bạn nên tăng cường Vitamin B12 trong khẩu phần ăn nhé. Các bạn có thể dùng thêm thịt bò, thịt gà, cá ngừ,…
  • Thực phẩm giàu Acid Amin: Trong quá trình tạo máu thì có sự góp mặt của khá nhiều loại Acid Amin khác nhau. Các bạn có thể bổ sung thêm acid amin bằng các thực phẩm: lúa mạch đen, đậu nành, hạnh nhân,…
  • Ngũ cốc toàn phần: thành phần của ngũ cốc toàn phần có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhiều loại vitamin và khoáng chất. 2 thành phần này sẽ rất tốt cho quá trình phục hồi tiểu cầu của các bạn.

Lưu ý hãy uống lượng nước cần đủ cho cơ thể của các bạn. Đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên các bạn nên uống khoảng 2,2 lít/ngày. Đối với đàn ông các bạn nên uống 3 lít/ngày. Thức uống tốt nhất là các bạn dùng nước khoáng, nước trái cây hoặc có thể là sữa. Thành phần nước cũng rất quan trọng trong việc quyết định số lượng tiểu cầu nhé. 

  • Thực phẩm giàu Vitamin K: Quá trình tăng trưởng trong cơ thể được thúc đẩy nhờ Vitamin K. Tuổi thọ của tiểu cầu kéo dài từ 7 đến 10 ngày, sau đó khối tiểu cầu sẽ được tài tạo và tăng trưởng để thay thế, vì vậy việc bổ sung thêm nhiều Vitamin K là rất cần thiết. Các bạn có thể bổ sung thêm Vitamin K nhờ: gan, bơ, trứng, cải xoăn,…
Thực phẩm giàu Vitamin K
Thực phẩm giàu Vitamin K

Các bệnh nhân tiểu cầu thấp nên lựa chọn các thực phẩm tươi và có nhiều chất hữu cơ để có thể kích thích vào cơ chế nội mô của cơ thể để tăng số lượng tiểu cầu hiệu quả.

Đối với các thực phẩm rau củ các bạn hạn chế bỏ vào tủ đông lạnh nhé. Tốt nhất là các bạn nên ăn ngay sau khi hái ở vườn hoặc ngay sau khi mua. Nếu làm như vậy thì các bạn sẽ hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng của chúng. Khi để héo và đông lạnh thì giá trị dinh dưỡng của chúng sẽ giảm đi rất nhiều. 

Tiểu cầu thấp không nên ăn những thực phẩm gì?

Các thực phẩm như: thịt hoặc đồ uống có cồn là 2 loại nên hạn chế sử dụng đối với những người có bệnh tiểu cầu thấp. 2 loại thực phẩm này sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến tủy xương từ đó sẽ tác động xấu đến quá trình tạo máu, làm giảm số lượng tiểu cầu rất đáng kể. 

Các thực phẩm có nhiều tinh bột, đường, chất béo bão hòa và các loại thức uống có gas. Đặc biệt là một số loại thực phẩm người bệnh bị kích ứng khi sử dụng. Các bạn nên tránh tuyệt đối để không bị giảm tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu đã thấp sẵn.

Trên đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn nếu bị bệnh tiểu cầu thấp. Nếu các bạn là bệnh nhân của bệnh lý này, các bạn cùng tham khảo bài viết trên đây để đưa số lượng tiểu cầu trở về mức bình thường và đảm bảo được sức khỏe nhé. 

Hãy liên hệ với Thiết Bị Y Tế Tận Tâm nếu bạn có câu hỏi cần sự giải đáp!

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất