Cách thử tiểu đường tại nhà nhanh chóng và chính xác nhất

Cách thử tiểu đường tại nhà
0
(0)

Cách thử tiểu đường tại nhà như thế nào?

Bênh tiểu đường là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới với thống kê do hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) thống kê với con số hơn 425 triệu người, nghĩa là cứ 11 người lại có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Theo dự đoán con số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vào năm 2030 sẽ là 522 triệu người và nó sẽ tiếp tục tang nếu như con người chủ quan với căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường là gì ?
Bệnh tiểu đường là gì ?

Bệnh tiểu đường là một tình trạng bệnh lý liên quan tới rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, do tình trạng tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Nguyên nhân là do nồng độ insulin trong cơ thể thiếu hoặc thừa không ổn định.

Nếu bị bệnh tiểu đường mà bạn kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi thì chắc chắn căn bệnh này sẽ được kiểm soát tốt nghĩa là lượng đường trong máu sẽ ở mức cho phép.

Những biến chứng cực kỳ nguy hại của bệnh tiểu đường 

Biến chứng mãn tính:

– Ảnh hưởng đến dây thần kinh: Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của bệnh tiểu đường gây ra việc tê, đau nóng ở chân nhịp tim không ổn định hay tiết mồ hôi.

– Tổn thương thận: Đường trong máu ở mức cao gây ra tổn thương các vi mạch của thận, ảnh hưởng đến việc lọc của thận nguy hiểm hơn có thể suy thận.

– Bệnh về mắt: gây ra hiện tượng mờ mắt nguy hiểm hơn có thể mù.

– Bệnh tim mạch: Biến chứng gây ra tăng huyết áp, tăng mỡ máu xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch

– Nhiễm trùng: Bệnh tiểu đường làm cho hệ miễn dịch suy giảm điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây ra nhiễm trùng 

Biến chứng cấp tính: 

– Hạ đường huyết: Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột gây ra hiện tượng hạ đường huyết  

– Hạ đường huyết gây ra các triệu chứng như sau: 

  • Các triệu chứng kích thích thần kinh bao gồm run, lo lắng,nôn nao, nhịp tim và huyết áp tăng , đổ mồ hôi, da tái , đói.
  • Các triệu chứng do thiếu glucose não bao gồm tổn thương nhận thức, thay đổi hành vi, các bất thường vận động tâm thần và khi nồng độ glucose máu thấp hơn có thể có co giật và hôn mê.

– Hôn mê: Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột và phải cấp cứu lập tức.

Cách thử tiểu đường tại nhà:

Dụng cụ thực hiện cách thử tiểu đường tại nhà:

  • Máy đo đường huyết
  • Bộ dụng cụ đi kèm với máy đo đường huyết 
  • Bông thấm cồn hoặc khăn giấy sát khuẩn
  • Nước ấm 
  • Khăn sạch

Các bước thức hiện thử tiểu đường tại nhà

Các bước thức hiện thử tiểu đường tại nhà
Các bước thức hiện thử tiểu đường tại nhà
  1. Bạn hãy vệ sinh tay thật kỹ bằng bông thấm cồn giấy sát khuẩn hoặc nước ấm trước khi đo đường huyết. 
  2. Sau đó lắp kim lấy máu vào ống bút theo như hướng dẫn sử dụng trong máy đo đường huyết.
  3. Tiếp đến, bạn điều chỉnh độ sâu của kim sao cho phù hợp với loại da của mình nhớ là nên cẩn thận không nếu điều chỉnh không hợp lý kim đâu sâu vào tay sẽ rất đau.
  4. Lắp que thử vào máy đo đường huyết.
  • Lưu ý:  đóng lọ que thử thật nhanh tránh độ ẩm tác động đến các que khác làm hỏng que và cho kết quả không chính xác.
  1. Bạn bấm nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.
  2. Nhỏ giọt máu lên đúng phần que thử trên máy đo rồi dùng khăn sạch ấn nhẹ vào đầu ngón tay để cầm máu sau vài giây máy sẽ hiển thị kết quả.
  3. Cuối cùng ghi lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn ở của bác sĩ hoặc đi kèm với máy đo đường huyết.

Bạn có thể tham khảo thêm về các mẫu máy thử tiểu đường tại nhà tốt nhất tại đây: https://thietbiytetantam.com/thiet-bi-y-te-gia-dinh/may-do-duong-huyet/

Một số lưu ý khi bạn tự thử tiểu đường tại nhà

  • Hỏi bác sĩ trước khi đo bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên kèm hướng dẫn đo chi tiết và chính xác nhất.
  • Không cần thiết đo đường huyết liên tục trong ngày. Bạn nên giữ thói quen đo theo định kỳ.
  • Lấy máu đều ở các món chứ không nên lấy máu ở mỗi một ngón nếu cảm thấy ngón tay đau thì không nên đo ở ngón đó nữa.
  • Tuyệt đối xử lý các loại que thử kim lấy máu theo chỉ định ở phần hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết.
  • Ghi chép thời gian số lần đo để kiểm tra và so sánh đồng thời có thể thông tin này giúp ích cho bác sĩ tìm hiểu đánh giá tình trạng bệnh của bạn.

Các triệu chứng cũng như dấu hiệu mà người bị bệnh tiểu đường gặp phải:

Các triệu chứng cũng như dấu hiệu mà người bị bệnh tiểu đường gặp phải:
Các triệu chứng cũng như dấu hiệu mà người bị bệnh tiểu đường gặp phải
  • Thèm ăn và nhanh đói: Nhiều người mắc bệnh tiểu đường rất them ăn đặc biệt thức ăn ngọt và tinh bột, nguyên do là rối loạn điều tiết đường trong cơ thể gây ra.
  • Giảm cân hoặc tăng cân bất thường: Đây là dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường type 2. Nếu không có nguyên nhân bất thường gây nên tình trạng này có thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Đi tiểu nhiều hay khát và khô miệng: Đường trong máu cao xâm nhập vào đường tiết niệu gây rối loạn chức năng bài tiết làm cho người bệnh đi tiểu thường xuyên. Việc đi tiểu nhiều làm cơ thể thiếu nước dẫn đến tình trạng khát, khô miệng. 
  • Tê bàn chân tay: Bệnh tiểu đường gây ra hiện nên tình trạng tổn thương dây thần kinh do đó gây ra tình trạng tê bàn chân tay nếu để ở mức nặng có thể dẫn đến sưng.
  • Vết thương lâu lành:Đường trong máu cao dẫn đến việc giảm khả năng tuần hoàn máu, biến chứng nặng có thể đột quỵ. Hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch giảm sút gây ra việc vết thương của người mắc bệnh lâu lành hơn người bình thường. Do đó đây là cản trở cho việc phẫu thuật khi cho người bị bệnh tiểu đường.
  • Mờ mắt: Biến chứng nặng nhất của bệnh tiểu đường là mờ mắt có thể mù mắt. Do lượng đường trong máu cao dẫn đến việc thủy tinh thể của mắt bị dịch chuyển.

Trên đây là phương pháp thử tiểu đường tại nhà và các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường. Chúc các bạn đọc tìm được những thông tin cần thiết và hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về cách thử tiểu đường tại nhà hãy liên hệ với chúng tôi tại: https://thietbiytetantam.com/ để được tư vấn miễn phí!

 

 

 

 

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất