Ngày nay điện tâm đồ là một phương pháp theo dõi hoạt động điện của tìm được sử dụng rất phổ biến tại các bệnh viện. Đây là một xét nghiệm cận lâm sàng thường quy, đơn giản để theo dõi bệnh tim mạch. Vậy điện tâm đồ phát hiện được những bệnh lý tim mạch nào? Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn 5 cách đọc điện tâm đồ đơn giản nhất và các bệnh lý tim mạch liên quan mời bạn theo dõi ngay sau đây.
1. Điện tâm đồ là gì?
Xem thêm: Tim người có mấy ngăn
3. Cách đọc điện tâm đồ và cách bệnh lý tim mạch liên quan
Cách đọc điện tâm đồ đơn giản nhất.
- Tần số: Đầu tiên khi bắt tay vào học cách đọc điện tâm đồ là phải xác định được tần số của tim. Thông thường hình trên kết quả điện tâm đồ nhịp tim sẽ được máy đọc ở ô giấy cuối cùng. Bạn chỉ cần xem ở mục HR ( heart beat), kết quả sẽ hiện thị ra ví dụ : HR 90 ck/phút.
- Nhịp tim: Bước tiếp theo trong cách đọc điện tim là bạn phải xác định được nhịp tim này có đều hay không đều? đây là nhịp nhanh hay nhịp chậm? Mục này bạn cũng sẽ được máy đọc cho ở phiếu ghi kết quả. Nếu nhịp tim bình thường( tức là nhịp xoang phát ra và không có bất thường) sẽ có kết quả là normal. Còn nếu có loạn nhịp tim( tức nhịp lúc nhanh, lúc chậm) thì sẽ có chữ arrhythmia. Tất nhiên bạn có thể xác thực lại điều này ở chuyển đạo II của phiếu ghi điện tim. Qua theo dõi các sóng P, nếu khoảng cách của chúng đều nhau, và tần số dưới 100ck/p thì là nhịp tim bình thường. Nếu tần số lớn hơn 100 ck/p thì là nhịp tim nhanh ( tachycardia).
- Tiếp theo bạn có thể theo dõi đoạn ST, nếu ST chênh lên hoặc chênh xuống, đây sẽ là dấu hiệu thiếu máu cơ tim cục bộ. Sóng T có dẹt hoặc ngược chiều với phức hợp QRS không? Nếu có đây cũng là dấu hiệu cho thấy có thiếu máu cơ tim cục bộ.
Trong những cách đọc điện tâm đồ việc phát hiện và xác định trong bệnh lý tim mạch là cực kỳ quan trọng. Dưới đây Chúng tôi sẽ xuất được cho bạn một số bệnh lý thường gặp khi đọc điện tâm đồ.
- Chẩn đoán thiếu máu cơ tim: cơ tim khi bị thiếu máu sẽ cho thấy hình ảnh sóng T trên điện tâm đồ dẹt, âm; ST chênh,… khi thấy có sử dụng này bệnh nhân cần được chuyển đến chuyên khoa tim mạch để được điều trị ngay lập tức.
- Chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim: các bệnh lý tại nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim : nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh trên thất,… và bất thường này sẽ thể hiện trên sóng P, đoạn PQ, phức hợp QRS.
- Chẩn đoán và theo dõi các rối loạn dẫn truyền nhịp tim: Đây là một bệnh lý bắt buộc phải biết khi bắt đầu tìm hiểu cách đọc điện tâm đồ. Đó chính là nước bất thường về dẫn truyền của nhĩ thất như block nhĩ thất, block nhánh.
- Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu: sở dĩ tim hoạt động được là do sự di chuyển của các ion (natri, kali, canxi…). Vậy nên khi có sự thay đổi nồng độ các chất này, điện tâm đồ sẽ có khả năng thay đổi.
Những ai được chỉ định làm điện tâm đồ
4. Lưu ý khi thực hiện điện tâm đồ
- Đo điện tim là một xét nghiệm đơn giản có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nên lại không cần nhịn đói trước khi làm điện tim.
- Trước khi làm điện tim để tránh việc gây nhiễm phát điện cực tất cả các vật ứng dụng làm bằng kim loại, vật dụng phát sóng ảnh đều phải bỏ ra ngoài cơ thể.
- Các điện cực cần phải được gắn trên da da ở vùng ngực nên bệnh nhân cần phải cởi bỏ nút áo.
- Hai tay đặt xuôi theo thân người, hai chân duỗi thẳng.
- Người bệnh cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế trong quá trình đo.
Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.