5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả

5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
0
(0)

Giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh mà ngày càng nhiều người gặp phải. Nếu để lâu ngày sẽ gây đau mỏi, nhức nặng và tê bì ở chân của người bệnh. Không những thế tĩnh mạch chân nổi phồng lên, ngoằn nghèo rất mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh thiếu tự tin, ngại giao tiếp. Do đó nếu bạn hoặc người thân đang mắc bệnh này hãy tham khảo 5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà ở dưới đây. It is not uncommon for hotel du casino saint valery en caux france some sites to prohibit players from playing on free play games in which no money is risked. Hãy cùng chúng tôi khám phá 5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả ngay thôi nào.

5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới diễn biến âm thầm qua nhiều năm nên cần phải điều trị kịp thời và thường xuyên

Đôi nét sơ lược về suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, có nhiệm vụ vận chuyển, đưa máu từ các mô, cơ quan về tim để thực hiện trao đổi oxy. Trong các tĩnh mạch đều có hệ thống van 1 chiều giúp máu dễ dàng lưu thông về tim mà không giật ngược lại do tác dụng của trọng lực. Khi các van tĩnh mạch này bị suy, yếu máu trong tĩnh mạch sẽ không lưu thông được thuận lợi như trước nữa. Dòng máu sẽ dần mất kiểm soát, ứ trệ lại tĩnh mạch, lâu ngày tạo lên 1 áp lực lên tĩnh mạch. Từ đó tạo ra các tĩnh mạch xoắn lại, ngoằn nghèo và nổi phồng trên da.
Một số triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:
  • Các tĩnh mạch nổi rõ trên bề mặt da ở chi dưới, dễ dàng quan sát được bằng mắt thường
  • Cảm giác tê bì, nóng rát, hoặc đau nhói tại nhiều vị trí ở chân
  • Chân thường xuyên có cảm giá nặng nề, khó chịu
  • Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm
  • Sưng, phù ở vùng mắt các chân và bàn chân
  • Da ở trên vùng tĩnh mạch bị suy giãn dần trở lên khô và ngứa.
    5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
    Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mang lại rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh mạn tính, cần phải điều trị liên tục và bằng nhiều phương pháp. Biết được các cách điều trị giãn tĩnh mạch chân ở nhà chắc chắc sẽ rất hữu ích cho quá trình điều trị bệnh. Hãy cùng nhau tìm hiểu các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà ngay nào.

5 Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà

Tập nâng chân và massage 

Trong các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà, đây là cách chủ động, đơn giản, dễ dàng tự thưc hiện nhất.
  • Nâng chân: việc nâng cao chân trên mức của tim khi nằm nghỉ ngơi từ 20-30 phút/ lần, mỗi ngày từ 2-3 lần sẽ giúp máu ở tĩnh mạch dễ dàng về tim hơn. Nhờ vậy mà các triệu chứng do máu tĩnh mạch ứ dọng như tê bì, sưng phù ở mắt cá cũng được cải thiện đáng kể.
  • Massage: đây là phương pháp giúp cải thiện sự lưu thông của mạch máu đặc biệt là các mạch máu ở chân. Do bản chất các tĩnh mạch cần 1 lực đẩy phụ trở để đưa máu về tim, nay thông qua động tác massage sẽ tạo 1 áp lực nhẹ lên các tĩnh mạch giúp máu lưu thông về tim tốt hơn. Khi thực hiện massage nên sử dụng cả bàn tay, nhẹ nhàng nắn bóp, tạo ra 1 áp lực, chú ý dùng các đầu ngón tay xoa bóp từ dưới gót chân lên trên nhé.

Hoạt động thể chất

Đây là cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản, dễ dàng thực hiện lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Vận động thể chất không những làm tăng sức bền thành mạch lại còn rất tốt cho tim mạch và các bệnh chuyển hóa khác. Một số bài tập yoga, đi bộ, tập căng cơ, xoay cổ chân… đều tốt cho bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tuy nhiên việc chạy bộ lại không được khuyến cáo vì có thể làm nặng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân.

5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Hoạt động thể chất như yoga, kéo giãn rất tốt cho chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Thay đổi lối sống

Các thói quen đứng quá lâu, đi giày cao gót, làm việc văn phòng ngồi nhiêu đều làm nặng thêm tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Bạn nên chú ý để cải thiện các hoạt động hàng ngày để không làm nặng thêm tình trạng bệnh nhé.

5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Giày cao gót chính là thủ phạm gây nên suy giãn tĩnh mạch chân ở hầu hết chị em

Sử dụng vớ y khoa

Trong các cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà thì sử dụng vớ y khoa là cách mang lại hiệu cao nhất. Vớ y khoa là loại vớ bó chặt hơn vớ thông thường, tạo ra 1 áp lực từ 15-30 mmHg lên chân của bạn. Thông qua áp lực được tạo ra giúp máu dễ dàng lưu thông về tim và hạn chế các tĩnh mạch không bị giãn ra thêm nữa.

Sử dụng vớ y khoa có thể giảm hoặc ngăn ngừa sưng, phù nề chân vào buổi tối. Với những người thường xuyên phải đứng lâu 1 chỗ, hoặc đi giày cao gót, hoặc ngồi lâu nên sử dụng vớ y khoa để giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân.

5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Sử dụng vớ y khoa là cách điều trị suy giãn tĩnh chân tại nhà  hiệu quả nhất

Một số cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà khác

  • Bôi dầu oliu lên chân, vitamin E có trong dầu oliu cũng giúp máu lưu thông tốt hơn, không những thế dầu oliu còn có cả tính chất giảm viêm nữa đấy.
  • Sử dụng 2 thìa giấm táo vào nước uống, cách này cũng giúp cải thiện lưu thông của máu và giảm sưng nề ở tĩnh mạch.
  • Ăn nhiều các thực phẩm như bông cải xanh, tỏi, cải bó xôi, nho, quýt, anh đào,.. những loại thực phẩm này đều chứa rất nhiều flavonoid giúp giảm áp lực động mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn.
    5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả
    Một số thực phẩm, hoa quả, rau xanh cũng rất tốt cho thành mạch của bạn
Lưu ý: ở những bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất dễ xảy ra huyết khối tính mạch nên bệnh nhân cần kiểm soát huyết áp và đường huyết của mình hết sức chặt chẽ. Hãy sử dụng các máy đo huyết áp điện tử của Tận Tâm cung cấp để theo dõi sức khỏe cho mình và gia đình nhé.
Tham khảo các sản phẩm tại:
Máy đo huyết áp
Với 5 cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đã giới thiệu cho bạn ở trên, hy vọng sẽ là những thông tin hưu ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình nhất.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất