Uống nước vối hại thận: Sự thật dưới góc nhìn hiện đại và cổ truyền

Lá vối là loại lá được sử dụng rất nhiều trong dân gian
3.4
(28)

Trong đời sống, từ bao đời nay ông cha ta đã sử dụng lá vối như 1 thức uống giải khát tuyệt vời. Không những thế, vối còn là 1 vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, có 1 số người dân có những nghi vấn rằng uống nước vối hại thận. Để làm sáng tỏ nghi vấn này  mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1.Uống nước vối hại thận có đúng không?

1.1 Tác dụng của nước vối theo y học hiện đại và y học cổ truyền

Trước tiên để trả lời cho câu hỏi uống nước vối hại thận đúng không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của nước vối.

Theo y học cổ truyền

Vối là 1 loại cây có thể sử dụng tất cả các bộ phận để làm thuốc. Từ lá, nụ, thân, quả đều được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian, nhất là lá vối. Trong Bản thảo cương mục viết rằng:  lá vối có vị đắng chát, tính mát, không độc. Đây là cuốn sách dược học đầy đủ nhất có từ đời nhà Minh. Lá vối có  tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu trệ, điều hòa chức năng gan, phổi và bàng quang. 

Nước vối loãng có tác dụng lợi tiểu, mát gan và thanh lọc cơ thể gấp 5 lần nước lọc thông thường. Dùng lá nấu nước uống hằng ngày để tiêu thực, về mùa hè làm mát huyết, trị cảm nắng. Khi làm việc ngoài trời nắng, uống nước lá vối có tác dụng điều hòa thân nhiệt. Trong cổ văn cũng như trong dân gian, chưa từng có ghi nhận tài liệu nào cho thấy uống nước lá vối hại thận nào cả.

Sáng tỏ nghi vấn uống nước vối hại thận dưới góc nhìn hiện đại và cổ truyền
Nước hãm lá vối là 1 loại thuốc thanh nhiệt rất tốt trong yhct

Theo y học hiện đại

Còn với YHHĐ, nước sắc lá vối đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và hạ huyết áp. Không những thế uống nước lá vối hàng ngày có tác dụng giảm mỡ máu và điều hòa thân nhiệt. Trong nụ vối có chứa một lượng số chất chống oxy hóa rất mạnh.  Hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase có trong nụ vối còn có thể hỗ trợ phòng biến chứng tiểu đường. Như vậy, trong tất cả y văn đều cho thấy nước nụ hoặc lá vối có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

1.2 Các nghiên cứu mới nhất về tác dụng của nước lá vối

Có rất nhiều người lo lắng uống nước vối hại thận, gây suy thận mạn hoặc tạo ra sỏi thận. Nhưng hiện nay chưa có 1 nghiên cứu nào xác thực thông tin uống nước vối hại cho thận cả. Trong những báo cáo khoa học hiện nay, đều ủng hộ tác dụng của lá vối trên bệnh thận.

Điển hình nhất là đề tài nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu tác dụng điều trị sỏi đường tiết niệu bằng nước hãm nụ vối” của PGS. Ts Hà Hoàng Kiệm ( Bệnh viện 103 – Học viện quân y). Giáo sư đã chỉ ra rằng nước lá vối còn có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận rất tốt. Các bệnh nhân khi sử dụng nước nụ vối khô liên tục trong 6 tháng đã cho thấy giảm kích thước sỏi đáng kể so với nhóm chứng. Nghiên cứu này bước đầu đã đánh tan nghi ngờ uống nước vối hại thận.

Nghiên cứu tác dụng của lá vối trên biến chứng  bệnh tiểu đường

Tiếp sau đó Viện Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp với Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã công bố  tác dụng của nụ vối trong điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. Nước vối cho thấy tác dụng ổn định đường huyết  và  giảm mỡ máu. Chất chống oxy hóa trong nước sắc lá vối, có tác dụng phòng biến chứng của bệnh đái tháo đường. Thêm một lần nữa, minh chứng lợi ích thay vì thông tin uống nước lá vối hại thận như trước đó. Com, this poker room is one clickmiamibeach.com of the top online poker rooms in the world. Như vậy, dưới góc nhìn của yhhđ, không hề có một dữ liệu nào khẳng định uống nước lá vối hại thận cả. Không những thế, lại còn cho thấy tác dụng thải độc tuyệt vời của lá vối.

Sáng tỏ nghi vấn uống nước vối hại thận dưới góc nhìn hiện đại và cổ truyền
Trong lá vối chứa rất nhiều chất chống oxy hóa cũng như các chất giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường

2. Uống nước vối đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất 

2.1 Nên sử dụng lá vối tươi hay lá khô? 

Tuy lá vối lá không độc và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng cũng không thể lạm dụng. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý 1 số điều sau đây. Lá vối tươi có nhiều tanin nên sẽ có vị chát khi uống tươi. Không những thế chất kháng khuẩn trong lá vối tươi cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Vậy nên, cách tốt nhất là sử dụng lá vối khô hoặc lá vối đã ủ qua.

Sáng tỏ nghi vấn uống nước vối hại thận dưới góc nhìn hiện đại và cổ truyền
Lá vối trước khi sử dụng nên được phơi hoặc ủ qua để có được hiệu quả tốt nhất

2.2 Nên đun và uống nước vối như thế nào?

Để sử dụng nước lá vối uống hàng ngày, nên dùng 1 nắm nhỏ lá khô đun với 2 lít nước. Nước lá vối sau khi đun, chia ra uống trong ngày, tránh uống nước vối qua đêm. Nên nhớ, nấu nước vối quá đặc sẽ  không có lợi cho hệ bài tiết.  Uống nước lá vối có hại cho thận cũng là từ sử dụng uống sai lầm này. Theo yhct, nước lá vối có tác dụng tiêu thực, cho nên không nên uống nước lá vối khi đói. Ngược lại, uống nước vối sau ăn 30 phút lại rất có lợi cho tiêu hóa.

Sáng tỏ nghi vấn uống nước vối hại thận dưới góc nhìn hiện đại và cổ truyền
Sử dụng nước vối đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất

2.3 Chế độ ăn uống như thế nào để bảo vệ thận

Trước tiên bạn cần uống đủ 2 lít nước, đây là tiền đề để thận có thể thải độc và hoạt động tốt nhất. Tiếp theo là ăn ít muối, và sử dụng những loại thuốc thanh nhiệt lợi niệu như râu ngô, mã đề và đặc biệt là lá vối. Lá vối vừa giúp hạ mỡ máu, thanh nhiệt, lợi niệu và ngăn ngừa biến chứng bệnh thận đái tháo đường nữa.

Sáng tỏ nghi vấn uống nước vối hại thận dưới góc nhìn hiện đại và cổ truyền
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và sử dụng thuốc thanh nhiệt, lợi niệu rất có lợi cho thận của bạn

Xem thêm những thiết bị y tế tốt cho sức khỏe ở đây. 

Như vậy, dưới cả góc nhìn từ YHHĐ và YHCT đã cho thấy nghi vấn uống nước vối hại thận là sai lầm. Nước vối hoàn toàn không gây hại thận, mà ngược lại còn có tác dụng rất tuyệt vời. Hãy là một người thông minh, sử dụng lá vối đúng cách để có được hiệu quả cao nhất. Từ bây giờ hãy thay đổi suy nghĩ uống  nước vối hại thận thành nước lá vối có lợi cho thận nhé.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 3.4 / 5. Số phiếu bầu: 28

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất