Ai cũng biết khi bước vào tuổi trung niên cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi. Đến giai đoạn này, nguy cơ về bệnh tật cũng dần nhiều lên, sức khỏe bắt đầu trở thành mối lo của tất cả mọi người. Vậy bạn có biết trung niên là bao nhiêu tuổi ? Những nguy cơ sức khỏe nào sẽ có ở tuổi trung niên? Những điều thiết thực này sẽ được chúng tôi chia sẻ đến bạn ở bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi ngay nào.
Các bác trung niên cần phải xem lưu ý này: XEM TẠI ĐÂY
1. Trung niên là bao nhiêu tuổi?
Khi tiến hành tra cứu trung niên là bao nhiêu tuổi bạn sẽ nhận được rất nhiều kết quả khác nhau từ 35, 40, 45 thậm chí là 50 tuổi. Tùy theo mỗi lĩnh vực lại có những định nghĩa về tuổi trung niên khác nhau. Nhưng theo tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa tuổi trung niên bắt đầu từ tuổi 40-65 tuổi. Sở dĩ chia như vậy, vì đây là độ tuổi có sự chuyển biến rõ rệt về vả tâm lý lẫn sinh lí của cơ thể. Vậy nên đáp án chuẩn nhất cho câu hỏi trung niên là bao nhiêu tuổi sẽ là là 40 đến 65 tuổi.
Tuổi trung niên ở nam và nữ có khác nhau không?
Hẳn khi thắc mắc trung niên là bao nhiêu tuổi, bạn sẽ sẽ phân vân độ tuổi này ở nam và nữ có gì khác biệt không? Về cơ bản không có sự khác biệt về độ tuổi trung niên ở nam và nữ. Sự khác biệt chỉ là những thay đổi sinh lý, tâm lý có phần khác nhau ở hai giới này. Vậy nên bạn hãy yên tâm sử dụng độ tuổi từ 40 đến 60 để trả lời cho câu hỏi trung niên là bao nhiêu tuổi ở cả 2 giới nhé.
2. 4 Lưu ý hàng đầu về sức khỏe ở tuổi trung niên
Khi biết được trung niên là bao nhiêu tuổi, bạn sẽ muốn biết những điều gì sẽ thay đổi ở tuổi trung niên. Độ tuổi này cần lưu ý những bệnh nào tất cả sẽ được gửi đến ngay sau đây.
2.1 Bệnh lý xương khớp
Mật độ xương ở độ tuổi này sẽ giảm dần, xương trở nên dòn, dễ gãy đồng thời khả năng phục hồi của xương cũng lâu. Loãng xương là bệnh thường gặp khi bước vào ngưỡng từ 50 tuổi trở lên, ở phụ nữ nguy cơ này cao gấp 2 lần nam giới. Nhất là với những phụ nữ đã bước vào tuổi tiền mãn kinh nguy cơ loãng xương trở nên rõ rệt. Loãng xương ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Một số bệnh xương khớp đáng lưu ý ở lứa tuổi trung niên là:
Loãng xương.
Viêm khớp Gout cấp và mạn.
Thoái hóa khớp.
Viêm khớp dạng thấp.
Gãy xương.
2.2 Thay đổi về khả năng tình dục
Bước vào tuổi trung niên, cả nam và nữ đều sẽ có những suy giảm nhất định về khả năng tình dục. Ở nữ phải đối mặt với hội chứng tiền mãn kinh, và ở nam giới là hội chứng rối loạn cương dương.
Nam giới ở tuổi trung niên rất dễ gặp phải những trường hợp sau:
Xuất tinh sớm.
Rối loạn cương dương.
Suy giảm ham muốn tình dục.
Giảm chất lượng tinh trùng.
Ở nữ giới khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh cũng có các triệu chứng như:
Rong kinh, đới hạ,…
Mất ngủ, giảm trí nhớ
Bốc hỏa từng cơn, chóng mặt
Hồi hộp không lý do, đau nhiều nơi trên cơ thể
Thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, dễ buồn,..
Đây đều là những hội chứng do suy giảm hormone nội tiết gây nên khi đến tuổi trung niên. Bạn có thể tham khảo bác sĩ sử dụng 1 số nội tiết tố để xử lý tình trạng này. Nhưng hãy nhớ, lão hóa là điều tất yếu, bạn chỉ có thể cải thiện chứ không thể ngăn chặn nó được.
2.3 Thay đổi về cân nặng
Một dấu hiệu rõ ràng nhất khi bước vào tuổi trung niên đó chính là tăng cân. Dù nhiều người không biết đến tuổi trung niên là bao nhiêu nhưng vẫn cảm nhận sự thay đổi trong cơ thể của mình. Ở độ tuổi này, hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid sẽ rất thường gặp, nhất là ở những người ít vận động và ăn uống kém điều độ. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và đột quỵ. Kiểm soát cân nặng chính là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh lý kèm theo ở độ tuổi trung niên.
2.4 Ung thư là sự cảnh báo cho sức khỏe tuổi trung niên
Theo nghiên cứu tỷ lệ ung thư ở người trung niên từ 50 tuổi trở lên ngày cao. Do thời điểm này các tế bào đã dần lão hóa, mất dần khả năng tự sửa chữa. Mặt khác sức đề kháng của cơ thể lại giảm sút, rất dễ bị tấn công bởi tác nhân lý, hóa bên ngoài. Đối với nữ giới nguy cơ ung thư vú và ung thư cổ tử cung là những bệnh lý hàng đầu ở tuổi trung niên. Ở nam giới là ung thư đại tràng ung thư dạ dày loại là những bệnh lý phổ biến hơn. Như vậy, cho dù bước đến tuổi trung niên, bạn phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nếu có sự chuẩn bị hợp lý, biết cách chăm sóc sức khỏe từ sớm thì vẫn có thể phòng tránh được các bệnh trên. Bạn và gia đình hoàn toàn có thể có được sức khỏe tuyệt vời cho dù ở độ tuổi trung niên.
Các bác trung niên cần phải có sản phẩm này: XEM TẠI ĐÂY
3. Có thể làm gì để nâng cao sức khỏe ở tuổi trung niên?
Khi biết được trung niên là bao nhiêu tuổi bạn sẽ lên kế hoạch để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.
– Chế độ ăn uống hợp lý hạn chế tinh bột thịt đỏ, mỡ động vật thay vào đó ăn nhiều rau xanh, cá, gà, dầu thực vật
– Tập luyện thể dục thể thao đây là cách tốt nhất để giữ gìn vóc dáng và hạn chế tăng cân. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ đẩy lùi được mọi bệnh tật
– Giữ tinh thần lạc quan yêu đời và sống đúng với lứa tuổi của mình.
– Tập thiền định, tham gai các lớp thiền sẽ giúp bạn cân bằng được cuộc sống và lắng nghe cơ thể mình
Hi vọng với bài viết tuổi trung niên là bao nhiêu ở trên đã phần nào mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về những thay đổi khi ở độ tuổi này. Hãy nhớ rằng “Sức khỏe là Vàng”. Hãy yêu thương bản thân nhiều hơn bằng cách khám sức khỏe định kỳ và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhé.
Bài viết này hữu ích với bạn chứ?
Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!
Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Số phiếu bầu: 74
Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.
Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.
Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất