Thước đo chiều cao y tế loại nào tốt? Mua ở đâu rẻ?

thước đo chiều cao y tế
0
(0)

Chiều cao và cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của bé. Các bố mẹ phải thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng của con mình để chăm sóc con được tốt hơn. Bên cạnh đó, việc theo dõi chiều cao, cân nặng còn là một trong những yếu tố quan trọng giúp các bậc cha mẹ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của con mình, từ đó đưa ra những hành động phù hợp và kịp thời giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Việc theo dõi này cần được thực hiện thường xuyên hàng tuần, hàng tháng, nhưng nếu cứ phải đưa con đến trạm y tế để đo thì sẽ gây bất tiện cho phụ huynh. Do đó, nhiều phụ huynh đã lựa chọn mua thước đo chiều cao y tế tại nhà để tiện cho việc theo dõi chiều cao của con.

theo doi chieu cao cua con voi thuoc do y te tai nha la can thiet 1

Theo dõi chiều cao cho con với thước đo y tế tại nhà là điều cần thiết

1. Cấu tạo chung của các loại thước đo chiều cao y tế trên thị trường hiện nay

Thông thường, những thước đo chiều cao y tế trên thị trường hiện nay đa số có nguồn gốc xuất xứ từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đức,… Những loại này thường là loại thước đo chiều cao có thể dán tưởng, thiết kế gọn nhẹ và hay sử dụng để đo chiều cao ở những nơi như phòng khám sức khỏe, trung tâm y tế, bệnh viện, trường học hoặc ngay tại gia đình.

Cấu tạo chung của những loại thước này thường có:

  • Thiết kế gọn nhẹ, nhiều hoa văn, màu sắc nổi bật
  • Một băng dính ở 2 mặt sau
  • Có 2 ốc vít đi kèm để gắn chắc chắn
  • Tờ hướng dẫn sử dụng chi tiết
  • Băng đo có chiều dài thường là 2m, một số loại ngắn hơn thì 1,7m
  • Chất liệu có thể bằng Mica màu, hoặc PVC

cau tao chung cua thuoc do chieu cao y te 2

Cấu tạo chung của các loại thước đo chiều cao y tế hiện nay

 

2. Đặc điểm của những loại thước đo chiều cao y tế hiện nay

Nhìn chung, những loại thước đo chiều cao y tế hiện nay đều có những đặc điểm như:

  • Thiết kế gọn nhẹ và rất tiện lợi, dễ dàng sử dụng để đo chiều cao cho cả người lớn và trẻ nhỏ tại phòng khám, trường học hoặc ở nhà,…
  • Chiều cao của băng đo dài khoảng 1,7 – 2m nên phù hợp để đo cho hầu hết mọi người.
  • Có thể dán tường nên giúp cho việc đo chiều cao trở nên tiện lợi, ít tốn công sức và thời gian hơn. Đặc biệt có thể dùng tại nhà nên không cần phải mất nhiều công sức để đến các cơ sở y tế thường xuyên.
  • Rất dễ dàng trong việc cài đặt vì đi kèm với sản phẩm là hướng dẫn phác thảo chi tiết.
  • Có thể cố định trên tường giúp việc đọc kết quả dễ dàng và chính xác hơn.
  • Băng được sử dụng loại kim loại bền, chắc, khó hư hỏng đo đó đảm bảo cho quá trình sử dụng lâu dài và tiết kiệm.
  • Chất liệu tốt, các chỉ số trên băng đo khó phai bạc màu, chống trầy xước và không bị rêu mốc khi gặp môi trường ẩm.
  • Dễ dàng cọ rửa băng đo bằng xà phòng, lau bằng nước, khăn ướt, có khả năng chịu kiềm, acid tốt.
  • Thân thiện với môi trường, ít gây độc hại, cùng với thiết kế nhỏ gọn nên cũng tiết kiệm được nhiều nguyên liệu, không chiếm nhiều diện tích trong nhà hay cơ sở y tế.
  • Họa tiết trang trí trên thước đa dạng, nhiều màu sắc, phong phú góp phần làm cho ngôi nhà của bạn thêm rực rỡ và tràn đầy sức sống.

dac diem chung cua thuoc do chieu cao y te 3

Thiết kế gọn nhẹ, màu sắc hoa văn phong phú, chống ẩm,… là những đặc điểm chung của thước đo chiều cao y tế hiện nay

3. Cách sử dụng thước đo chiều cao y tế

Hướng dẫn sử dụng thước đo chiều cao y tế

  • Đặt thước trên sàn nhà, kéo thước đến vị trí zero, là đường màu đỏ bạn có thể nhìn thấy trên thước. Sau đó bạn đánh dấu vị trí của ốc vít lên phía tường.
  • Tiếp tục cố định thân thước vào tường để chắc chắn rồi gắn ốc vít.
  • Cuối cùng kéo thước xuống đầu của người đo.
  • Lúc này bảng kết cả sẽ hiện lên trên ô vuông ở giữa giúp bạn đọc kết quả rõ ràng và chính xác. Với một số loại thước đo y tế khác không có ô vuông thì bạn có thể dùng thước chắn ngang phần đầu của bé và thước, từ đó đọc kết quả.

Lưu ý khi sử dụng thước đo chiều cao y tế

Trước khi sử dụng thước đo chiều cao y tế, thì các mẹ cần phải nắm được nguyên tắc đo chiều cao cho con của mình. Dưới đây là một số nguyên tắc cần được nắm vững:

  • Khi đo chiều cao cho bé nhỏ hơn 2 tuổi phải đặt trẻ nằm dọc theo băng đo, sau đó giữ cho đầu của trẻ thẳng, đầu gối cũng được kéo thẳng ra rồi ghi chỉ số chiều cao cả số chẳng và lẻ.
  • Với bé từ 2 tuổi trở lên. Các mẹ lưu ý cho trẻ đứng thẳng, đặt thước vuông góc với bế mặt của sàn nhà, sau đo cho trẻ đứng vào thước đo, chú ý không được mang bất kỹ giày dép nào, cho bé quay lưng vào phía tường sao cho lưng, phần gót chân và phần đầu đều phải sát tường, cuối cùng là đọc chỉ số chính xác nhất.
  • Khi đo chiều cao cũng cần kết hợp với việc đo cân nặng cho bé, ghi chép lại và so sánh với bảng tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của trẻ theo tổ chức Y tế thế giới WHO để xem xét tình trạng sức khỏe của con mình một cách chính xác nhất.

4. Mua các sản phẩm thước đo chiều cao y tế tại đâu?

Hiện nay, sản phẩm thước đo chiều cao y tế được bày bán trên thị trường với rất nhiều loại cùng nhiều mẫu mã đa dạng và giá thành khác nhau.

Nếu muốn mua sản phẩm để dùng cho trẻ nhà bạn thì bạn nên tham khảo sản phẩm ở những cơ sở kinh doanh uy tín để tránh tình trạng gặp phải hàng kém chất lượng. Muốn biết thêm thông tin chi tiết về thước đo chiều cao y tế hay những đồ dùng y tế khác bạn có thể tham khảo website: https://thietbiytetantam.com/ để được giải đáp cũng như hỗ trợ tận tình.

Tóm lại, để đảm bảo cho con của mình phát triển một cách toàn diện nhất thì mỗi bậc cha mẹ đều nên chuẩn bị một thước đo chiều cao y tế tại nhà. Có như vậy mới có thể theo dõi và đưa ra những biện pháp điều trị kịp thời để tránh các rủi ro không mong muốn sau này.

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất