Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết và những vấn đề xoay quanh

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
0
(0)

Hằng năm, bệnh sốt xuất huyết vẫn thường bùng phát thành dịch vào các tháng mùa mưa. Khi muỗi vằn đốt và truyền virus dengue vào cơ thể người bệnh, qua một thời gian ủ bệnh trước khi xuất hiện dấu xuất huyết cảnh báo. Do thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài và diễn tiến âm thầm nên nhiều người không phát hiện được sớm. Vô tình lại trở thành nguồn truyền bệnh cho cộng đồng , làm dịch bùng phát. Vậy nên biết được thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng. Hãy cùng làm rõ diễn tiến của bệnh sốt xuất huyết ở bài viết đây nào. Fr en quelques clics, 24h sur 24 et 7 jours sur asgg.fr/ 7.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh dài và âm thầm gây khó khăn cho việc phát hiện bệnh

Đặt mua Nhiệt Kế Điện Tử để theo dõi nhiệt độ khi bị bệnh nhé: https://thietbiytetantam.com/thiet-bi-y-te-gia-dinh/nhiet-ke-dien-tu/

1. Các giai đoạn diễn tiến của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết diễn tiến qua 3 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn toàn phát và giai đoạn hồi phục.

1.1 Giai đoạn ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết được tính từ khi muỗi truyền virus dengue vào cơ thể người bệnh đến khi bắt đầu xuất các triệu chứng toàn phát. Thông thường thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết thông thường từ 4-7 ngày. Trong giai đoạn này người bệnh đã trở thành 1 nguồn lây nhiễm virus dengue cho cộng đồng. Rất nhiều người nghĩ rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây ở giai đoạn toàn phát. Nhưng chính trong thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, vì chưa có các triệu chứng nên rất dễ chủ quan phòng tránh. Điều quan trọng là hạn chế tối đa bị muỗi đốt, vừa phòng tránh cho bản thân và cho cả cộng đồng.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết dài hay ngắn còn phụ thuộc vào số lượng virus trong người, cơ địa, hệ miễn dịch của từng bệnh nhân, và từng type virus dengue gây bệnh. Trong thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết rất khó để xét nghiệm phát hiện ra sốt xuất huyết hay là sốt virus khác.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết chính là thời gian lây nhiễm cho cộng đồng nhiều nhất

1.2 Giai đoạn toàn phát

Sau thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết từ 4-7 ngày, người bệnh sẽ bước vào giai đoạn toàn phát. Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như người mệt mỏi, đau mỏi các khớp, sốt cao trên 38,5 độ, thậm chí là 40 độ C. Ngoài ra người bệnh sẽ thể có nôn, buồn nôn, đau rát họng, đau hốc mắt, tiêu chảy, chán ăn,…. Tùy theo diễn biến của bệnh và thể trạng của từng người, sẽ có những nốt ban xuất huyết xuất hiện trên da, chảy máu chân răng, hay thậm chí là xuất huyết nội tạng.

Nếu thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng đến việc lây lan bệnh, thì thời gian toàn phát ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Trong giai đoạn này người bệnh cần phải được hạ sốt để tránh các biến chứng về thần kinh, cần được bù dịch và điện giải do tiêu chảy, do nôn. Bên cạnh đó, cần phải theo dõi chặt chẽ số lượng tiểu cầu để phòng ngừa xuất huyết cho bệnh nhân. Nếu thấy xuất hiện chảy máu chân răng, phù mí mắt, kinh nguyệt kéo dài, hạ huyết áp,.. đây đều là dấu hiệu cho thấy cần được chăm sóc và can thiệp y khoa ngay lập tức.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Trên từng bệnh nhân sẽ có các biểu hiện rất khác nhau của bệnh

 1.3 Giai đoạn hồi phục

Lúc này, người bệnh cần phải được nghỉ ngơi, bồi bổ đầy đủ dưỡng chất, nhiều hoa quả,.. để hồi phục lại. Sau khi bắt đầu hạ sốt, thể trạng bệnh nhân cũng sẽ dần tốt hơn, bệnh nhân dần lấy lại vị giác. Đây là thời điểm nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Vì bệnh sốt xuất huyết có 4 type D1, D2, D3, D4 nên không được chủ quan khi đã mắc bệnh. Bạn hoàn toàn có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.

2. Những lưu ý về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng gây tử vong nên cần phòng tránh và điều trị kịp thời. Biết được thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng của bệnh, cách phòng tránh và điều trị là cực kỳ quan trọng.

  • Sốt xuất huyết là 1 bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chỉ là điều trị triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng cho bệnh nhân.
  • Phát hiện người bệnh ở thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là cực kỳ quan trọng, giúp chặn được nguồn truyền nhiếm bệnh ra cộng đồng.
  • Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể không rõ ràng và điển hình. Tùy từng type gây bệnh và thể trạng bệnh nhân mà có những biểu hiện khác nhau. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu có 1 trong các dấu hiệu toàn phát của bệnh.
  • Sốt xuất huyết có thể có các biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết nội tạng, tụt huyết áp, xuất huyết não, giảm thể tích tuần hoàn,… vậy nên người bệnh nên đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc và tư vấn của bác sỹ.
    Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
    Sốt xuất huyết có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng

Xem thêm bệnh sốt xuất huyết tiếng anh là gì? 

3. Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Không những phải phòng tránh trong thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân luôn cần phải tích cực sử dụng những biện pháp dưới đây để hạn chế dịch bệnh tối đa.

  • Diệt muỗi hiệu quả

Trước tiên cần phải dọn dẹp cống, mương, ao tù, nước đọng trong nhà ngoài ngõ,… đây đều là nơi mà muỗi vằn thích đẻ trứng. Nếu cần có thể phun thuốc diệt muỗi ở các vùng dịch, hoặc vùng có nguy cơ cao.

  • Phòng tránh muỗi đốt

Sử dụng các loại hương liệu như vỏ cam, chanh, quýt khô treo trong nhà giúp đuổi muỗi rất tốt. Đi ngủ mắc màn/ mùng ngay cả ban ngày, bôi kem chống muỗi khi đi ra ngoài,…

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết
Chủ động phòng tránh sốt xuất huyết cho bản thân và cộng đồng

Qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết, các triệu chứng và cách phòng tránh bệnh,… Hy vọng sẽ giúp ích được cho công việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình của bạn.

Tham khảo một số nhiệt kế điện tử:

Nhiệt kế điện tử Omron MC-720

Nhiệt kế điện tử Medilife IT 121

Nhiệt kế điện tử Microlife MT550

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất