Khi mang thai, mẹ bầu nào cũng đều mong chờ được thấy sự phát triển từng ngày của con mình. Tuy mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt, thế nhưng vẫn có những tiêu chuẩn chung cho quá trình phát triển cân nặng của thai nhi nói chung. Dựa vào những tiêu chuẩn này bạn có thể dễ dàng xác nhận được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi có bình thường hay ổn định hay không. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn quá trình phát triển cân nặng của thai nhi chuẩn nhất theo WHO. Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay mẹ bầu nhé!
Hiểu về quá trình phát triển cân nặng của thai nhi
- Yếu tố di truyền
- Thể trạng sức khỏe của mẹ bầu: nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường thai nhi sẽ có cân nặng hơn so với bình thường
- Mức tăng cân của mẹ: nếu mẹ bầu tăng quá ít cân, thai nhi rất dễ bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu cân, và ngược lại nếu mẹ bầu tăng quá nhiều cân, thậm chí là tăng cân không kiểm soát thai nhi có thể lại quá to.
- Thứ tự sinh: con dạ thường có xu hướng sẽ nặng cân hơn là con so
Cân nặng của trẻ theo tuổi của thai nhi
- Trước 20 tuần tuổi: hầu như lúc này sự phát triển về cân nặng là không đáng kể, vì lúc này bé vẫn đang hoàn thiện phát triển các cơ quan của mình.
- Từ tuần thứ 20: Bé bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ về cả chiều cao lẫn cân nặng.
- Tuần thứ 30 trở đi: cân nặng của thai nhi sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
Theo dõi quá trình phát triển cân nặng của thai nhi
- Tuần thứ 12: lúc này thai nhi chỉ có khoảng 14g mà thôi, về kích thước bé đang tương đương với một quả măng cụt.
- Tuần thứ 20: được 20 tuần tuổi thai nhi sẽ đạt được 300g và sẽ tiếp tục tăng trưởng đều đặn về cân nặng.
- Tuần thứ 32: khi được 32 tuần tuổi bé con sẽ nặng khoảng 1700g. Đây chính là giai đoạn phát triển cân nặng của thai nhi mạnh mẽ nhất. Sau khi đã hoàn thiện sự phát triển của các cơ quan, giờ đây chính là lúc bé bước vào giai đoạn tăng cân gấp rút để chuẩn bị chào đời.
Bạn có thể tham khảo bảng quá trình phát triển cân nặng của thai nhi theo tuần của WHO ở dưới đây.
Một số thắc mắc thường gặp trong thai kỳ của các mẹ bầu
Thai 13 tuần nên ăn gì?
Thực phẩm giàu acid folic
- Súp lơ
- Bắp cải
- Bí đao
- Mùi tây
- Các loại đậu
- Hoa quả, trái cây họ cam, quýt, táo lê
- Các loại sữa và chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa bầu, sữa chua, phô mai,..
- Cá hồi
- Trứng gà
- Tôm
- Kiwi
Ăn đầy đủ các chất protein, đường bột, chất béo, vitamin ,… Trong thai kỳ, rất nhiều bà bầu lo sợ mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ mà hạn chế ăn uống. Hãy sử dụng máy đo đường huyết tại nhà của thietbiytetantam.com để kiểm soát đường huyết của mình nhé.
Mang thai tháng thứ 5 mà bụng vẫn nhỏ?
Ngôi thai: Thai nhi trong bụng mẹ luôn chuyển động và thay đổi tư thế và chỉ ổn định ở tháng cuối cùng. Vị trí của thai nhi cũng có thể là nguyên nhân làm cho bụng bầu nhỏ hơn bình thường.
Thai bao nhiêu tuần thì sinh an toàn ?
Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.