Tình trạng dư nước ối trong thai kỳ thường xuyên khiến phụ nữ gặp phải những rắc rối như ợ chua hoặc khó tiêu, đôi khi còn có thể gặp tình trạng giãn tĩnh mạch, táo bón hay sưng phù. Do đó, những câu hỏi như dư ối có nên uống nhiều nước hay mẹ bầu dư ối thì có nguy hiểm không? Là các thắc mắc thường gặp ở phụ nữ mang thai. Bài viết sau của chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời tất tần tật những thắc mắc đó, cùng theo dõi bạn nhé.
1. Thế nào là dư ối?
Nước ối là một dạng chất lỏng, đây là thành phần bao bọc xung quanh bào thai sau những tuần đầu tiên của thai kỳ. Vai trò chính là cung cấp chất dinh dưỡng, tạo năng lượng và bảo vệ bào thai trong bụng khỏi các chấn thương đồng thời tránh được sự chèn ép quá mức của tử cung của người mẹ. Đặc biệt, nước ối còn có khả năng kháng khuẩn, giúp bảo vệ thai nhi tránh được sự xâm nhập của những loại vi khuẩn có hại.
Thông thường, lượng nước ối trong thai kỳ theo từng tuần tuổi sẽ là:
- Lượng nước ối khoảng 230 đến 600 ml với trường hợp là thai nhi 16 đến 32 tuần tuổi.
- Thể tích nước ối sẽ tăng dần lên theo tuổi của thai nhi và đạt đến 800ml ở tuần thứ 34, đến tuần 36 thì lượng nước ối có thể đạt đến 1000ml.
- Sau đó, các tuần tiếp theo của thai kỳ cho đến lúc sản phụ sinh thì thể tích nước ối sẽ giảm về mức bình thường là 600 đến 800ml.
Nếu trường hợp lượng nước ối này bao quanh thai nhi vượt trên mức bình thường đã trình bày phía trên thì được gọi là hiện tượng dư ối. Tình trạng này hiếm khi xảy ra và rất khó nhận biết trong những trường hợp nhẹ, tỷ lệ chỉ chiếm khoảng 1% trên tổng số phụ nữ mang thai. Khi lượng nước ối dư quá mức thì sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho cả bào thai và người mẹ.
2. Bà bầu dư ối thì có gây nguy hiểm không?
Với một vài trường hợp, tình trạng dư ối thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu dư ối nghiêm trọng thì rất dễ dẫn đến tình trạng vỡ ối dẫn đến sinh sớm hơn dự kiến. Ngoài ra, còn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ hoặc gây ra một vài dị tật khi em bé được sinh ra.
Hiện nay, tình trạng dư ối được phân thành 2 loại:
Dư ối cấp
Hiện tượng này thường xảy ra khoảng vào những tuần thứ 16 đến 20 của thai kỳ, dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm ở phụ nữ, nếu nặng thì nguy cơ gây sảy thai cao hoặc nghiêm trọng hơn có thể phải chấm dứt quá trình thai kỳ.
Dư ối mạn
Tỷ lệ của dư ối mạn chiếm đến 95% và thường gặp ở cuối thai kỳ. Với dư ối mạn, thai phụ thường không cảm thấy khó thở hay đau nhiều như dư ối cấp, chỉ đến khi 3 tháng cuối, tình trạng tim đập nhanh, nặng bụng và khó thở tăng lên nhiều. Dư ối mạn của có thể gây ra các bệnh bẩm sinh cho bé hoặc làm cho cân nặng của trẻ nhẹ hơn so với những trẻ bình thường khác.
3. Dư ối có nên uống nhiều nước không?
Nước ối là những chất lỏng được vận chuyển từ hệ tuần hoàn của người mẹ vào bên trong túi ối. Vì vậy, nếu bà bầu sử dụng quá nhiều chất lỏng thì sẽ khiến cho tình trạng dư ối ở người mẹ trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì như thế, nếu được chẩn đoán là dư ối thì thai phụ không nên sử dụng quá nhiều nước trong thai kỳ, dù là dư ối nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, vẫn phải bổ sung một lượng nước tối thiểu nhằm đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Theo các bác sĩ sản khoa, thai phụ nên sử dụng từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, lưu ý tuyệt đối không được ăn quá mặc để góp phần giữ được lượng nước trong cơ thể một cách tốt nhất. Trong trường hợp có nghi ngờ về tình trạng dư ối, sản phụ nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.
4. Những cách điều trị dư ối lúc mang thai
Khi gặp tình trạng dư ối trong thai kỳ, tùy mức độ nặng nhẹ của từng người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp. Trường hợp dư ối nhẹ, các bác sĩ sẽ kê thuốc lợi tiểu để nhằm đẩy bớt lượng nước ối ra ngoài. Nếu tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ theo dõi kỹ lượng nước ối, trường hợp tăng quá nhanh thì có thể phải tiến hành phẫu thuật để rút bớt lượng nước ối.
Một vài trường hợp, các bác sĩ có thể kê thuốc giảm sản xuất ối để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng khi thai nhi nhỏ hơn 32 tuần tuổi, vì từ tuần 32 trở đi, nếu sử dụng thuốc thì sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên chú ý về chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho hợp lý. Cần đảm bảo cung cấp đủ protein và chất đạm trong bữa ăn hằng ngày. Nên ăn nhiều rau xanh và hạn chế các loại trái cây mọng nước như cam, quýt, bưởi. Thay vào đó ăn nhiều chất xơ và bổ sung vitamin bằng các loại trái cây như chuối, đu đủ, lê,…
Lời kết
Hiện tượng dư ối là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể kiểm soát được nếu thai phụ thường xuyên thăm khám định kỳ. Đặc biệt, nếu dư ối nghiêm trọng, nhất là những ngày gần sinh thì bác sĩ có thể kích thích sinh sớm mà không cần chờ ngày chuyển dạ.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “dư ối có nên uống nhiều nước”. Để biết thêm thông tin về tình trạng dư ối cũng như các tin tức sức khỏe khác, bạn có thể tham khảo website: https://thietbiytetantam.com/ . Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe để sinh con thật khỏe mạnh!
Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.