Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?
0
(0)

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà không một thai phụ nào muốn mắc phải trong thai kỳ của mình. Kiểm soát được đường huyết trong ngưỡng bình thường trong suốt thai kỳ là điều quan trọng nhất. Vậy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? Có những cách nào để theo dõi được chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ? Bài viết dưới đây đã sẵn sàng giúp bạn trả lời những vấn đề hết sức quan trọng đó.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?
Thai phụ cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên trong thai kỳ để phát hiện tiểu đường thai kỳ kịp thời

Chỉ số đường huyết là gì?

Glucose máu hay còn gọi là đường huyết chính là nguồn năng lượng chính để các cơ quan có thể hoạt động được bình thường. Chỉ số đường huyết – glyCemic index (GI) được định nghĩa là giá trị nồng độ glucose có trong máu được tính bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl.

Chỉ số đường huyết của người bình thường hay chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Sự biến động này  thay đổi liên tục qua từng ngày thậm chí là từng bữa ăn. Nếu trong máu lượng đường huyết cao liên tục trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường và gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Chỉ số đường huyết được phân làm 4 loại đó chính là:

  • Đường huyết lúc đói
  • Đường huyết bất kỳ
  • Đường huyết sau ăn
  • Nồng độ HbA1c.
Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?
Nếu đường trong máu quá nhiều sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết bình thường đã rất quan trọng, nay đối với thai phụ thì biết được chí số đường huyết bình thường của thai phụ sẽ giúp được rất nhiều điều.

Chỉ số đường huyết thai kỳ

Chỉ số đường huyết thai kỳ là chỉ số đường huyết đo được trong máu của thai phụ trong thai kỳ.  Mức đường huyết thai kỳ được theo dõi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu trong thời gian này mức đường huyết vượt ngưỡng bình thường thì thai phụ sẽ được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ. Mức đường bình thường của thai phụ được đánh giá qua các chỉ số sau : Đường huyết lúc đói và kết quả nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

  • Với đường huyết lúc đói > 7 mmol/l thì được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng
  • Đường huyết lúc đói từ 5,1  đến < 7,0 mmol/l thì cần được làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết.
  • Đường máu tại thời điểm 1h sau test >= 10 mmol/l. Đường máu tại thời điểm 2h sau test >= 8,5 mmol/l  Thì được chẩn đoán là đái tháo đường thai kỳ.

Vậy nên mức đường huyết bình thường của thai phụ chính là < 5,1 mmol/l với xét nghiệm đường huyết lúc đói.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?
Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán khi có 1 trong các tiêu chuẩn trên

Những ai có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ

Không phải ai cũng sở hữu mức đường huyết bình thường của thai phụ cả,  thai phụ sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường nhiều hơn nếu sở hữu một hoặc nhiều nguy cơ dưới đây:

  • Chỉ số cơ thể BMI >=30
  • Có tiền sử sinh con có trọng lượng >=4,5 KG
  • Đã có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ hoặc người thân cũng từng bị đái tháo đường thai kỳ

Cách theo dõi chỉ số đường huyết thai kỳ

Nếu muốn biết chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường của thai phụ có duy trì được không các bà bầu nên kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nhất là với những thai phụ có những  yếu tố nguy cơ kể trên, cần theo dõi hết sức chặt chẽ về đường huyết.

Cách tốt nhất để theo dõi đường huyết cho các bà bầu chính là sử dụng máy đo đường huyết tại nhà. Với máy đo đường huyết tại nhà bạn có thể dễ dàng theo dõi chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ mọi lúc mọi nơi. Thông thường, các bà bầu có thể thử đường huyết vào các thời điểm như sau:

  • Trước bữa ăn sáng (sau bữa ăn cuối cùng ít nhất 8h)
  • Thử đường huyết bất kỳ
  • Thử đường huyết sau ăn 1-2 h
  • Thử đường huyết bất kỳ khi nào có triệu chứng của tăng hoặc hạ đường huyết.

Trong quá trình thử, nếu bạn thấy chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ vẫn luôn giữ ổn định, bạn có thể giãn số lần thử đường huyết. Khi thử đường huyết bạn nên ghi lại chi tiết chỉ số đường huyết của mình để tiện theo dõi.

Để theo dõi và kiểm tra được chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ được chính xác, việc lựa chọn máy đo đường huyết cần phải lựa chọn kỹ lưỡng. Đến với Thiết bị y tế Tận Tâm bạn sẽ có được máy đo chính hãng, chất lượng cao nhất. Với đa dạng các loại máy khác nhau chúng tôi luôn cung cấp máy đo đường huyết phù hợp cho mọi đối tượng.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?
Theo dõi đường huyết bằng máy đo đường huyết là cách tốt nhất để kiểm soát đường huyết của mình

Hậu quả của đái tháo đường thai kỳ

Nếu chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ không được duy trì ổn định, thai phụ sẽ mắc phải đái tháo đường thai kỳ, dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một số hậu quả thường gặp khi bị tiểu đường thai kỳ

Đối với thai nhi

  • Bé sẽ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường.
  • Nguy cơ dị tất thai nhi

Đối với mẹ

  • Nguy cơ tiền sản giật cao hơn 4 lần so với bình thường
  • Tăng khả năng sinh non
  • Sẩy thai, thai chết lưu
Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ là bao nhiêu? theo dõi bằng cách nào?
Tiểu đường thai kỳ gây nên nhiều hậu quả cho cả mẹ và bé

Biết được chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ sẽ giúp bạn phòng tránh được tiểu đường thai kỳ từ rất sớm. Hy vọng với những kiến thức chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn kiểm soát được đường huyết cho bản thân và gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ theo hotline để được hướng dẫn tận tình nhất nhé.

 

Bài viết này hữu ích với bạn chứ?

Bấm vào 5 ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Chưa có đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.


Các bài viết chia sẻ trên trang chỉ có tính chất tham khảo, KHÔNG THAY THẾ CHO CHUẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ. Hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ của bạn để có được lời khuyên tốt nhất