Bài bầu ăn chôm chôm được không? Mang thai là cả một quá trình của người mẹ. Ngay từ đầu thai kỳ các mẹ bầu cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày và chế độ ăn uống kiêng khem thích hợp. Vì có thể chỉ một lỗi nhỏ của mẹ có thể sẽ gây sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến với cả mẹ và em bé. Đặc biệt hiện nay dịch bệnh Covid đang có diễn biến xấu các mẹ cần quan tâm hơn đến chế độ sinh hoạt, hạn chế tiếp xúc khi không cần thiết. Có nhiều chị em gửi câu hỏi về cho Tận Tâm là: “ Bà bầu ăn chôm chôm được không?” Nên hôm nay Tận Tâm sẽ chia sẻ đến các bạn những lời khuyên từ bác sĩ về việc có nên ăn chôm chôm trong thai kỳ không nhé!
Bà bầu ăn chôm chôm được không?
Một số bà mẹ truyền tai nhau rằng ăn chôm chôm trong quá trình mang thai thời kỳ đầu dễ bị sảy thai. Một số người còn hiểu nhầm rằng ăn chôm chôm trong thai kỳ khiếp phụ nữ khó sinh con, khó khăn trong việc chuyển dạ hoặc thậm chí là chặn đường ra của trẻ khi sinh theo cửa âm đạo. Tuy nhiên, cho đến hiện tại khoa học chưa có đủ bằng chứng để chứng minh những điều truyền miệng này là chính xác.
Theo các chuyên gia, phụ nữ trong thai kỳ hoàn toàn có thể ăn quả chôm chôm, với số lượng vừa phải. Điều này cung cấp thêm nhiều dưỡng chất, có lợi cho sức khỏe mà không gây nên các tác dụng phụ. In spite of a lack of large, controlled studies, https://clickmiamibeach.com/ surgically treated patients benefit in terms of a significant reduction in pain and improved QoL.
Lợi ích của việc ăn quả chôm chôm khi đang mang thai
- Cung cấp chất sắt cho cơ thể: Trong chôm chôm có chứa dồi dào lượng chất sắt và các chất có trong quả này cũng giúp kiểm soát được nồng độ hemoglobin.
- Giúp chống buồn nôn và chóng mặt: Đa số các bà bầu trong quá trình mang thai đều có triệu chứng buồn nôn và chóng mặt. Quả chôm chôm có vị chua ngọt xen lẫn sẽ giúp giảm bớt cơn buồn nôn cho mẹ bầu.
- Giúp củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể: Mang thai là quá trình làm cho hệ miễn dịch trở nên khá yếu ớt, làm bạn trở nên dễ bị nhiễm các loại bệnh. Trong chôm chôm giàu chất đồng – một loại khoáng chất giúp tạo ra tế bào bạch cầu chống lại các loại bệnh thông thường như: cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu, ho…
- Cung cấp vitamin E cho cơ thể: Trong chôm chôm có nhiều vitamin E, giúp đẹp da, giảm thiểu vết rạn sau sinh, ngăn ngừa lão hóa da…
- Chôm chôm tốt cho hệ tiêu hóa: Loại quả này hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, các mẹ bầu lưu ý ăn với lượng vừa phải thôi nhé, tránh tình trạng tiêu chảy.
- Giúp thanh lọc cơ thể: Trong chôm chôm chứa lượng Vitamin C và phốt pho, giúp loại bỏ các chất độc trong cơ thể.
- Giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol: Chôm chôm giúp làm đẹp da, ngoài ra hỗ trợ tăng cường khả năng lưu thông máu, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định. Ngoài ra ăn chôm chôm còn giúp giảm thiểu tình trạng phù nề chân tay trong quá trình mang thai.
- Giúp làm đẹp tóc: Loại quả này nếu ăn điều độ, vừa phải có hiệu quả trong quá trình điều trị gàu, các bệnh lý của da đầu, làm chân tóc khỏe mạnh hơn. Vì trong quá trình mang thai chân tóc thường yếu, dễ bị rụng tóc, mỏng tóc.
Tác dụng phụ của việc ăn chôm chôm trong quá trình mang thai
Trong chôm chôm có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cũng tồn tại những tác dụng phụ sau nếu bạn ăn quá nhiều hoặc bị dị ứng với loại quả này:
- Làm tăng chỉ số đường huyết: Chôm chôm chứa hàm lượng đường cao, có thể gây nên tình trạng đường huyết không ổn định nếu ăn loại quả này số lượng lớn và trong thời gian dài. Vì thế nếu bạn mắc các bệnh về đường huyết, đái tháo đường, .. thì nên hạn chế ăn loại quả này nhé. Các mẹ bầu cũng nên sắm cho mình máy đo đường huyết tại nhà để có thể đo thường xuyên, điều chỉnh chế độ ăn uống. Các mẹ tham khảo thêm về sản phẩm tại đây: Máy đo đường huyết
- Làm tăng cholesterol: Theo các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, hàm lượng đường có trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm tăng chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.
Một số lưu ý khi ăn chôm chôm cho bà bầu
Bà bầu ăn chôm chôm được không? Câu trả lời là có, tuy nhiên mọi người cần lưu ý:
- Không ăn quá nhiều chôm chôm trong một lần
- Không ăn những quả chôm chôm quá chín
- Hạn chế ăn chôm chôm nếu mắc các bệnh về đường huyết, lượng đường trong máu cao, đái tháo đường.
- Rửa sạch và tuyệt đối không lột vỏ chôm chôm bằng miệng: Hạn chế thuốc sâu, các hóa chất nếu có ở ngoài vỏ quả.
Kết luận
Mong là những thông tin về vấn đề “bà bầu ăn chôm chôm được không?” mà Tận Tâm cung cấp sẽ hữu ích với các bạn. Mang thai và sinh nở là một quá trình trải qua nhiều biến đổi của các bà mẹ, vì vậy cần phải chú ý trong các chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Đi khám thai kỳ đầy đủ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Và nếu mẹ bầu còn thắc mắc gì thì hãy để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ với Thiết Bị Y Tế Tận Tâm để được giải đáp miễn phí nhé!
Chào các bạn,
Tôi là Bác sĩ Đặng Hữu Thực hiện đang công tác tại Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội. Hi vọng các bài viết kiến thức y tế của tôi có thể giúp các bạn. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần tư vấn.